1. Bệnh Gút là gì?
Gút là một bệnh về rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ
thể làm tăng acid uric trong máu, gây nên những cơn đau ở các khớp,
thường từ khớp nhỏ ở gối, mắt cá chân, bàn chân, cổ tay và đặc biệt là ở đầu
ngón chân cái.
2. Nguyên nhân thường gặp gây
nên bệnh Gút
- Do tăng sản xuất acid uric nội sinh.
- Do giảm đào thải acid uric ở thận.
- Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều purin như các loại thịt đỏ và thủy
hải sản.
3. Nguyên tắc ăn điều trị bệnh Gút
- Chế độ ăn cho người mắc bệnh Gút cần cung cấp đủ năng lượng, các
chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu dinh dưỡng của họ. Chế độ ăn giữ cho
người bệnh có cân nặng trong giới hạn bình thường, tránh không bị thừa cân, béo
phì cũng như tránh không để bị suy dinh dưỡng. Lượng chất đạm (protein) rất cần
thiết cho cơ thể nhưng cần ăn ở mức vừa phải, tránh ăn quá nhiều để giảm lượng
purin trong bữa ăn, vì purin có nhiều trong các thực phẩm giàu chất đạm. Chất
béo cũng cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu ăn nhiều có thể gây ra thừa cân, tăng
mỡ máu, vì vậy ăn vừa phải, không nên ăn các loại thịt bò, lợn, vịt,
gà có nhiều mỡ, mà nên ăn các loại hạt có nhiều dầu như lạc, vừng, đậu tương,
oliu... Người bị bệnh Gút
- Bổ sung thêm 500 - 1000mg vitamin C hàng
ngày.
- Uống nhiều nước để tăng đào thải acid uric, nên uống nước khoáng
kiềm.
- Chế biến thức ăn bằng cách luộc hoăc hầm (nhiều nước) nhất là
với thịt, hạn chế ăn phần nước để giảm lượng purin trong nước.
- Bệnh nhân cần được kiểm soát cân nặng, không bị thừa cân, béo
phì, nhưng cũng không để bệnh nhân bị suy dinh dưỡng.
4. Phân chia nhóm thực phẩm ăn theo mức độ ăn
Mức độ ăn |
Thực phẩm nên ăn |
Nên ăn |
- Uống nhiều nước - Ăn các thực phẩm giàu
vitamin C từ nguồn: quả chín (lựu, cam, bưởi..), rau xanh và ngũ cốc nguyên
hạt - Các loại đậu, sản phẩm của
đậu ( đậu phụ và sữa đậu nành) - Trứng và các sản phẩm
sữa |
Hạn chế ăn |
- Rượu bia, đồ uống có cồn,
đồ uống ngọt, đồ uống có ga. - Thức ăn nhiều purin như
thịt đỏ, nội tạng động vật và một số loại hải sản như cá cơm, cá trích, cá
mòi và cá ngừ. |
Người bệnh tăng acid uric máu hoặc bị bệnh gút cần lựa chọn thực
phẩm ở nhóm I hoặc nhóm II, không nên sử dụng thực phẩm ở nhóm III theo bảng
dưới đây.
Bảng
Hàm lượng purin trong 100g thực phẩm
Thực đơn tham khảo 1: Thực đơn cho người bệnh Gút 1600 kcal
Giờ
ăn |
Thứ
2+4+ 6 |
Thứ
3+5+7 |
Thứ
CN |
7
(giờ) |
Phở thịt bò: Bánh phở 150g, thịt bò 35g, hành lá 10g Nước dùng (muối 1g/100ml) |
Bún riêu cua đậu phụ Bún 180g, thịt cua đồng 30g, hành lá
5g, cà chua 30g Nước dùng (muối 1g/100ml) |
Xôi lạc: Gạo nếp 50g, lạc hạt 10g, vừng 3g |
11
(giờ) |
Cơm gạo tẻ: 200g (gạo 100g) tương đương với 2 lưng bát con Sườn heo rim: Sườn lợn (bỏ xương): 50g Đậu phụ rán: Đậu phụ 20g, dầu ăn 3ml Su su xào: Su su 200g, dầu ăn 7ml Canh cải xanh: Cải xanh 50g Vải: 150g |
Cơm gạo tẻ: 200g (gạo 100g) tương đương với 2 lưng bát con Cá trắm rán xốt cà chua: Cá trắm 70g, cà chua 25g, dầu ăn 7ml Thịt băm rang: Thịt nạc vai 20g Cải bắp luộc: Cải bắp 200g Canh bí xanh : Bí xanh 50g |
Cơm gạo tẻ: 200g (gạo 100g) tương đương với 2 lưng bát con Thịt bò xào hành tây: Thịt bò 50g, hành tây 50g, cà chua 20g, dầu
ăn 7ml Cá bống kho: Cá bống 20g Củ cải luộc: Củ cải 200g Canh bí ngô: Bí ngô 50g Xoài chín: 100g |
15
(giờ) |
Khoai lang: 100g (nửa củ) |
Chuối tiêu: 100g (1 quả) |
Hồng xiêm: 200g (1 quả) |
18
(giờ) |
Cơm gạo tẻ: 150g (gạo 75g) tương đương với miệng bát con cơm Cá rô phi lọc thịt rán: Cá rô phi 50g, dầu ăn 5ml Mướp đắng xào trứng: Mướp đắng 200g, trứng gà 20g (nửa quả), dầu ăn 7ml Canh rau ngót: Rau ngót 50g Dưa hấu: 150g |
Cơm gạo tẻ: 150g (gạo 75g) tương đương với miệng bát con cơm Thịt lợn rán: Thịt nạc vai 70g, dầu ăn 5ml Lạc rang dầu: Lạc hạt 10g, dầu ăn 2ml Bầu luộc: Bầu: 200g Canh mồng tơi: Mồng tơi 50g Bưởi: 200g (3 múi) |
Cơm gạo tẻ: 150g (gạo 75g) tương đương với miệng bát con cơm Tôm biển hấp xả: Tôm biển 50g, xả Trứng đúc thịt: Trứng gà 20g (nửa quả), thịt nạc vai 10g, dầu ăn 3ml Cải bắp xào: Cải soong 200g, dầu ăn 7ml Canh rau cải: Cải xanh 50g Trái lựu: 100g |
Giá trị dinh dưỡng |
Năng lượng: 1605Kcal Protein: 59,5(g) Glucid: 245,3(g) Lipid: 42,8(g) Canxi: 387(mg) Fe: 13,0(mg) Zn: 8,6(mg) Xơ: 10,9(g) Natri: 1982(mg) Kali: 2654(mg) Cholesterol: 141(mg) |
Năng lượng: 1639Kcal Protein: 60,3(g) Glucid: 252,5(g) Lipid: 43,1(g) Canxi: 522(mg) Fe: 10,5(mg) Zn: 10,8(mg) Xơ: 14,2(g) Natri: 1923(mg) Kali: 2646(mg) Cholesterol: 59(mg) |
Năng lượng: 1573Kcal Protein: 60,0(g) Glucid: 254,1(g) Lipid: 35,2(g) Canxi: 571(mg) Fe: 19,4(mg) Zn: 10,6(mg) Xơ: 19,5(g) Natri: 1904(mg) Kali: 3060(mg) Cholesterol: 169(mg) |
Lượng muối thêm vào |
Muối ≤ 4,5g/ ngày |
Muối ≤ 4g/ ngày |
Muối ≤ 4g/ ngày |
Nước dùng |
Hạn chế |
Hạn chế |
Hạn chế |
Thực đơn tham khảo 2: Thực đơn cho người bệnh Gút 2000 kcal
Buổi |
Thứ 2 và 4 |
Thứ 3,5,7 |
Thứ 6 và chủ nhật |
Tổng 2000 kcal, gồm: 50g
đạm,44g béo, 350 bột. Dành cho người 60kg, lao động nhẹ |
|||
Sáng |
1 bánh mì+ 1 trứng 200 ml sữa |
Bánh cuốn thịt (150g) 200 ml sữa |
Bánh mì kẹp chả 200 ml sữa |
Trưa |
Cơm (2 chén) Đậu phộng rang 50g Bí xanh xào 200g Dưa hấu 200g Dầu ăn 1 thìa |
Cơm (2 chén) 2 quả trứng xào mướp đắng Rau muống xào tỏi Dầu ăn 2 thìa 2 trái chuối |
Cơm (2 chén) Nem trứng 4 cái Su hào xào Canh rau muống Dưa hấu 200g |
Chiều |
Cơm (2 chén) Tôm chay xào Canh mồng tơi nấu thịt (200g
rau) Xoài chín 200g |
Cơm (2 chén) Giò chay 100g Su su xào Canh rau đay (200g) Mãng cầu chín (200g) |
Cơm (2 chén) 2 miếng phomai Đậu phộng rang 50g 1 củ su hào luộc Nhãn 200g |
Tối |
200ml sữa (trước khi đi ngủ
30p) |
200ml sữa (trước khi đi ngủ
30p) |
200ml sữa (trước khi đi ngủ
30p) |
Bác
sĩ xương khớp chúc bệnh nhân bị bệnh Gút có chế độ dinh dưỡng lành mạnh và mau
chóng phục hồi sức khoẻ!
Hotline: 0862.199.787 để được tư vấn từ các bác sĩ chuyên ngành xương khớp!!!
0 Reviews:
Post Your Review