Tổn thương não bộ có thể ảnh hưởng đến vùng não
điều khiển chức năng các cơ, chi. Phục hồi chức năng khớp tay sớm giúp người
bệnh lấy lại được chức năng vận động.
Các di chứng này khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong các
hoạt động hàng ngày, phụ thuộc vào sự giúp đỡ của gia đình và người thân. Bài
viết sau đây sẽ gửi đến các bạn những phương pháp tập luyện phục hồi chức
năng khớp tay hiệu quả, hỗ trợ người bệnh sớm trở lại cuộc sống bình
thường.
Luyện tập phục hồi chức năng khuỷu tay tại nhà
Phương pháp luyện tập phục hồi chức năng khớp tay
Có nhiều các bài tập phục hồi chức năng
khuỷu tay cho từng tình trạng cụ thể, khả năng vận động của từng người bệnh mà
các bác sĩ có thể áp dụng trong phác đồ điều trị. Thông thường có thể chia
thành 2 nhóm bài tập đó là vận động thụ động và vận động chủ động với các dụng
cụ hỗ trợ chuyên biệt.
Trong giai đoạn đầu của quá trình trị liệu phục hồi chức năng khớp
tay, người bệnh thường được áp dụng các bài tập vận động thụ động với mục đích
duy trì một cách nguyên vẹn tình trạng, của các cơ khớp, mô mềm, đồng thời
tránh tình trạng kết dính.
Bên cạnh đó, khi tập luyện các bài tập thụ động, các cơ khớp của
người bệnh có thể tăng độ đàn hồi, hạn chế tình trạng co rút cơ, dịch đi nuôi
sụn được tăng cường lưu thông, tuần hoàn tĩnh mạch tốt hơn, sức bền của thành
mạch được cải thiện.
Luyện
tập phục hồi chức năng khuỷu tay tại nhà
Phục hồi chức năng liệt dây thần kinh quay
Liệt dây thần kinh quay là hiện tượng teo cơ sau cẳng tay, người
bệnh có thể mất khả năng gập duỗi cổ tay, các ngón tay, tay ở trong trạng thái
rủ mổ cò,…
Liệt dây thần kinh quay là một nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến
chức năng khớp tay của người bệnh có các tổn thương hệ thần kinh não bộ. Chính
vì thế, điều trị liệt dây thần kinh quay cũng là một phần quan trọng trong việc
phục hồi chức năng khớp tay.
Việc điều trị phục hồi chức năng liệt dây thần kinh quay được các
bác sĩ áp dụng tùy thuộc theo tình trạng, mức độ của bệnh. Đối với giai đoạn
đầu, thông thường người bệnh sẽ được cố định chi bị tổn thương trong khoảng
thời gian phù hợp, bên cạnh đó vẫn kết hợp vận động nhẹ nhàng.
Ngoài ra, để tránh tình trạng co rút mổ cò, người bệnh cần được
đeo máng thần kinh quay đồng thời lưu ý trong sinh hoạt, hoạt động hàng ngày,
tránh tổn thương cho vùng tay bị mất cảm giác.
Phục
hồi chức năng dây thần kinh quay
Ở giai đoạn tiếp theo, đây là giai đoạn để người bệnh hồi phục
chức năng. Trong giai đoạn này, các bài tập vận động từ nhẹ đến tác động mạnh
hơn sẽ được áp dụng tập luyện cho người bệnh một cách phù hợp.
Kết hợp với đó là các bài tập tăng cảm giác, hỗ trợ giúp người
bệnh lấy lại chức năng của xúc giác. Trong một số trường hợp không thể tập
luyện để hồi phục, người bệnh có thể được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật dây
thần kinh quay.
Phục hồi chức năng bàn tay
Đối với những người bệnh gặp phải di chứng khớp tay, ảnh hưởng đến
khả năng vận động của bàn tay hay thậm chí liệt bàn tay, việc tập luyện phục
hồi chức năng khớp tay là rất cần thiết.
Bên cạnh phác đồ trị liệu và các hoạt động điều trị của các bác
sĩ, người bệnh có thể hoàn toàn tự tập luyện tại nhà với những bài tập đơn
giản.
Một số bài tập có tác dụng phục hồi chức năng bàn tay như: tập
sấp, ngửa bàn tay, tập cầm nắm duỗi bàn tay, tập nhặt các vật nhỏ, thực hiện
các động tác đơn giản như cầm bút, đóng mở cúc,…
Phục
hồi chức năng bàn tay
Phục hồi chức năng cổ tay
Đối với những tổn thương ở khớp cổ tay như cứng, đơ cổ tay, người
bệnh có thể áp dụng những bài tập trị liệu khác nhau tùy thuộc vào tình trạng
cụ thể. Các bài tập thường được áp dụng phục hồi chức năng khớp cổ tay có thể
kể đến như bài tập:
- Gập, duỗi cổ tay
thụ động,
- Nghiêng, xoay trụ
cổ tay,
- Massage cổ tay,
- Kéo giãn khớp cổ
tay,…
- Phục hồi chức năng
ngón tay
Kết hợp với các bài tập với bàn tay và cổ tay, việc tập luyện phục
hồi chức năng khớp tay với phục hồi chức năng ngón tay cũng đóng vai trò quan
trọng.
Có nhiều bài tập hồi phục người bệnh có thể tự luyện tập tại nhà
chủ động hoặc thụ động với sự giúp đỡ của người thân, gia đình. Một số động tác
vận động phục hồi cho ngón tay đó là:
- Duỗi căng ngón tay
- Căng lòng bàn tay
- Tập cầm nắm các đồ
vật
- Tập nhặt đồ vật,…
Hình minh họa cho một số bài tập phục hồi chức năng khớp tay mà
bạn có thể áp dụng tại nhà:
Bài 1: Vận động khớp nhỏ ở bàn tay
Bài 2: Vận động khớp ở cổ tay
Bài 3: Gập – duỗi khuỷu tay
Trên đây là những phương pháp luyện tập phục hồi chức năng khớp
tay, kết hợp với nỗ lực kiên trì tập luyện đều đặn mỗi ngày, người bệnh có thể
sớm lấy lại được khả năng vận động tay.
BÁC SĨ XƯƠNG
KHỚP chúc quý vị và bệnh nhân mau chóng phục hồi chức năng khớp tay do tổn
thương thần kinh trụ!
Hotline: 0862.199.787 để được tư vấn từ các bác sĩ chuyên
ngành xương khớp!!!
0 Reviews:
Post Your Review