I. Đau khớp háng là gì?
Đau khớp háng là một thuật ngữ khá rộng, để miêu tả cảm giác đau
hay khó chịu xung quanh khớp háng. Trong một số trường hợp, bạn có thể cảm thấy
đau ở vùng háng hoặc đùi.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng. Việc tìm ra đúng căn
nguyên thì mới có phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy, khi đau khớp háng bạn
cần được bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất.
Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp khi bị đau khớp háng mà
bạn có thể tham khảo.
1.
Thoái hóa
khớp háng
Đây là một trong những nguyên nhân gây đau khớp háng kéo dài
thường gặp nhất. Thoái hóa khớp háng là hệ quả của quá trình thoái hóa sụn và
xương dưới sụn. Khi đó, các đầu xương không được sụn bảo vệ, trong quá trình
vận động hai đầu xương sẽ cọ xát vào nhau gây đau đớn.
Ban đầu có thể là đau háng bên trái hoặc đau háng bên phải và
sau đó là đau háng cả hai bên. Cơn đau dần lan xuống khớp đùi và phần thắt lưng
hông. Ngoài ra, thoái hóa khớp háng còn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác
nữa. Ví dụ: cứng khớp, khớp dễ gãy, khó khăn trong đi lại.
2. Viêm khớp háng
Bên cạnh thoái hóa khớp háng, đây cũng là một nguyên nhân thường
gặp, dai dẳng. Vì vậy, chúng thường khiến cho bạn thấy phiền phức, mệt mỏi.
Quá trình viêm sẽ phá hủy sụn khớp, là một miếng đệm lót cho
khớp háng. Vì vậy, khi di chuyển khớp háng sẽ rất đau. Cơn đau có thể ngày càng
tồi tệ hơn. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy cứng khớp háng, giảm tầm hoạt động
của khớp háng, khó khăn trong sinh hoạt.
Có nhiều loại viêm khớp háng, như:
- Viêm khớp dạng
thấp: Do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công chính khớp
háng của mình. Viêm khớp dạng thấp thậm chí có thể phá hủy sụn khớp và
xương nữa.
- Viêm khớp nhiễm trùng: Khớp háng bị nhiễm
trùng, gây nên sự phá hủy sụn khớp.
- Chấn thương khớp: Ví dụ như gãy xương,
cũng có thể dẫn đến viêm khớp chấn thương, giống như thoái hóa khớp háng.
Viêm khớp háng cần được điều trị sớm để phòng ngừa hoại tử khớp
háng.
3. Gãy xương
Gãy xương vùng háng rất thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt ở
người bị loãng xương. Ở những người này, mật độ xương rất loãng. Một sự té hay
trượt nhẹ cũng có thể gây gãy cổ xương đùi.
Gãy xương gây
đau khớp háng rất nhanh, rất dữ dội. Cần nhớ rằng, gãy xương háng cần được cấp
cứu y khoa khẩn cấp. Gãy xương háng có thể để lại nhiều biến chứng y khoa nặng
nề. Một trong những biến chứng đáng lo ngại là hình thành cục máu đông ở chân.
Gãy khớp háng thường đòi hỏi phải phẫu thuật để sửa chữa xương
gãy. Bạn cũng phải cần đến vật lý trị liệu sau đó để phục hồi.
4. Viêm bao hoạt dịch
Đây là tình trạng túi chứa dịch khớp vùng háng bị viêm. Viêm bao
hoạt dịch sẽ gây nên các cơn đau nhức, khó chịu ở khớp háng.
Có nhiều yếu tố có thể gây nên viêm bao hoạt dịch. Ví dụ: chấn
thương khớp háng, quá sử dụng khớp háng, những vấn đề về tư thế…
5. Viêm gân
Gân là một cấu trúc dạng dài,bám từ xương đến cơ. Viêm gân là
tình trạng viêm hoặc kích thích ở gân. Nguyên nhân thường do những áp lực lặp
đi lặp lại hoặc quá sử dụng gân.
Thoát vị bẹn: Bệnh nhân sẽ thấy vùng háng bị phình to, nguyên nhân là do
một phần màng tế bào lót khoang bụng chui vào túi thoát vị gây đau khớp háng,
đau vùng bẹn.
6.
Đau
dây chằng háng
Phổ biến nhất là do chấn thương hoặc vận động gây viêm dây chằng
khớp háng dẫn tới triệu chứng đau dây chằng ở háng.
7. Hoại tử vô mạch
Hoại tử vô mạch là tình trạng máu không đến nuôi xương, tạm thời
hoặc vĩnh viễn. Trong tình trạng này, sụn ban đầu bình thường, nhưng có thể bị
hủy hoại nếu tình trạng tiến triển. Cuối cùng, xương có thể bị gãy.
Những yếu tố nguy cơ dẫn đến hoại tử vô mạch là:
- Chấn thương khớp
- Sử dụng liều cao thuốc Steroid
- Uống nhiều rượu
- Điều trị ung thư
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không xác định được nguyên
nhân rõ ràng.
II. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hãy gặp bác sĩ nếu bạn bị đau khớp háng kéo dài hơn một vài
ngày. Bác sĩ sẽ lên kế hoạch giảm đau và điều trị tình trạng này cho bạn.
Tuy nhiên, bạn cần gặp bác sĩ ngay nếu:
- Khớp háng bị chảy máu
- Thấy xương lộ ra bên ngoài
- Nghe tiếng gãy rắc trong khớp
- Bạn không thể chịu được sức nặng
- Biến dạng khớp háng
- Phồng khớp háng
- Cơn đau dữ dội
Nếu cơn đau kèm theo các triệu chứng như: sưng, nóng, đỏ, đau
nhức…thì có thể là dấu hiệu của viêm khớp nhiễm trùng. Trường hợp này bạn cần
được điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị, viêm khớp nhiễm trùng có thể
dẫn đến biến dạng khớp, thoái hóa khớp.
III. Bài tập vật lý trị liệu giảm đau khớp háng hiệu quả tại nhà
Vật lý trị liệu có thể giúp loại bỏ các sang chấn khớp háng. Những bài tập vận động đặc biệt (như những bài tập tầm vận động, những bài tập căng cơ) giúp tăng sức mạnh của khớp háng, ngoài ra có thể phối hợp các bài tập lưng, bài tập bụng.
Những bài tập này được xây dựng để vận động nhẹ nhàng khớp háng
giúp phục hồi tầm vận động và giảm đau khớp háng. Không tập nếu những động tác
này gây đau hoặc không thoải mái.
Căng cơ kheo: nằm ngửa, đặt mông sát cửa ra vào. Duỗi thẳng chân không bị đau trên sàn nhà, qua cửa ra vào.
Nâng từ từ chân đau đặt trên tường cạnh khung cửa. Giữ chân đau
thẳng nhất có thể. Làm đúng khi bạn cảm thấy căng phía mặt sau đùi. Giữ ở vị
trí này 15 đến 30 giây. Lặp lại 3 lần (hình 1).
Căng cơ tứ đầu đùi: đứng song song với tường và chân không đau ở bên trong. Mặt nhìn thẳng, tay bên chân không đau chống vào tường.
Tay còn lại, nắm lấy cổ chân bên chân đau và kéo gót chân từ từ
chạm vào mông. Không cong hay vặn lưng. Giữ hai gối chạm nhau. Giữ căng tại vị
trí này 15 đến 30 giây (hình 2).
Căng cơ khép háng: nằm
ngửa, gập gối và đặt bàn chân trên sàn nhà.
Bác sĩ xương khớp chúc quý vị mau chóng giảm đau khớp háng hiệu
quả!
Liên hệ hotline: 0862.199.787 để
được tư vấn từ các bác sĩ chuyên ngành xương khớp!!!
0 Reviews:
Post Your Review