Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức – bị bệnh Gút hay các bệnh ung thư nguy hiểm? - DỤNG CỤ Y TẾ- SỨC KHOẺ DRVIET
SUBTOTAL :

Follow Us

Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức – bị bệnh Gút hay các bệnh ung thư nguy hiểm?
Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức – bị bệnh Gút hay các bệnh ung thư nguy hiểm?

Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức – bị bệnh Gút hay các bệnh ung thư nguy hiểm?

Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức – bị bệnh Gút hay các bệnh ung thư nguy hiểm?
Short Description:

Product Description

Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh gout hoặc một số bệnh lý liên quan khác. Tìm hiểu các nguyên nhân cụ thể để có biện pháp xử lý, điều trị phù hợp.

Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức có thể là dấu hiệu của bệnh gout hoặc nhiễm trùng ở ngón tay

Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức có phải bị gout không?

Bệnh Gút hay bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến và phức tạp. Bệnh xảy ra khi axit uric tích tụ trong cơ thể, kết tụ thành các tinh thể ở các khớp. Axit uric thường xuất phát từ sự phân hủy của purin, được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như cá cơm, thịt đỏ hoặc nội tạng động vật.

Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh gout là dẫn đến các cơn đau đột ngột, dữ dội gây sưng, đỏ và đau ở khớp, thường là gốc ngón chân cái. Tuy nhiên, bệnh có thể ảnh hưởng đến khớp bất kỳ trong cơ thể, bao gồm các khớp ở ngón tay. Khi ảnh hưởng đến bàn tay, bệnh gout khiến các ngón tay bị sưng đỏ đau nhức hoặc nổi cục ở các khớp.

Các cơn đau do bệnh gout có thể xảy ra đột ngột và đặc biệt nghiêm trọng vào ban đêm. Nếu không được điều trị phù hợp, các cơn đau gout có thể trở thành mãn tính hoặc dẫn đến một số rủi ro như tổn thương khớp vĩnh viễn.

Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh gout, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng thuốc để cải thiện các cơn đau gout. Bên cạnh đó, giảm cân và không uống rượu bia, có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Nguyên nhân khác khiến ngón tay bị sưng đỏ đau nhức

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây sưng đỏ, đau nhức ở các ngón tay. Đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng và cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

1. Nhiễm trùng ngón tay

Nhiễm trùng là nguyên nhân khiến ngón tay bị sưng đỏ đau nhức phổ biến nhất. Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây sưng các mô sâu dưới da, thậm chí là bên trong xương, điều này dẫn đến sưng đỏ, đau nhức dữ dội ở ngón tay bị ảnh hưởng.

Nhiễm trùng ngón tay thường liên quan đến các loại vi khuẩn như Streptococcus hoặc Staphylococcus. Bên cạnh việc khiến ngón tay sưng đỏ, các dấu hiệu khác có thể bao gồm nổi mụn nước hoặc mụn mủ ở khu vực bị tổn thương.

Tình trạng nhiễm trùng ngón tay có thể ảnh hưởng đến bất cứ ngón tay nào trên bàn tay và thường xảy ra sau một vết thương hở hoặc trầy xước.

2. Viêm khớp ngón tay nghiêm trọng

Đây là tình trạng các khớp ngón tay sưng đỏ như hình cây xúc xích, khoa học gọi là Dactylitis. Tình trạng này có thể gây sưng, đau và dẫn đến tình trạng khó khăn hoặc không thể di chuyển ngón tay.

Viêm khớp ngón tay nghiêm trọng thường liên quan đến các bệnh lý tự miễn

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến Dactylitis là viêm khớp vẩy nến. Có hơn 50% các trường hợp Dactylitis có liên quan đến người bệnh viêm khớp vẩy nến. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:

Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm Dactylitis. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị có thể cải thiện các triệu chứng và hạn chế nguy cơ biến chứng. Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs).

3. Bệnh tự miễn

Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp vẩy nến hoặc viêm khớp dạng thấp. Tình trạng này có thể gây sưng và cứng khớp. Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể cảm thấy đau, nóng, sưng và đỏ ở các khớp bị ảnh hưởng.

Thông thường tình trạng này thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ, chẳng hạn như khớp ngón tay và khớp ngón chân. Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và hướng dẫn biện pháp điều trị phù hợp.

4. Dấu hiệu thai kỳ

Đôi khi ngón tay bị sưng đỏ đau nhức có thể là dấu hiệu của thai kỳ. Tình trạng này thường xảy ra khi các chất lỏng tích tụ bên trong cơ thể để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Mặc dù sưng đau các ngón tay khi mang thai thường không nghiêm trọng, tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu tiền sản giật. Tiền sản giật là tình trạng huyết áp tăng cao nghiêm trọng và cần chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

Ngón tay bị sưng đỏ và đau nhói có thể là dấu hiệu tiền sản giật

Các dấu hiệu nhận biết tiền sản giật phổ biến bao gồm:

  • Đau đầu dai dẳng
  • Sưng bất thường và nghiêm trọng ở tay hoặc mặt
  • Tăng cân đột ngột
  • Thay đổi về tầm nhìn
  • Đau ở phần bụng trên bên phải

Tiền sản giật là tình trạng nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé. Do đó, đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu tiền sản giật.

5. Có bệnh lý về thận

Trong trường hợp có các bệnh lý về thận, các chất lỏng dư thừa không thể bài tiết ra khỏi cơ thể. Khi thận hoạt động không tốt, thận không thể lọc được các chất cặn, thải ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, thận cũng hỗ trợ điều chỉnh các chất điện giải trong cơ thể. Do đó, khi có bệnh lý về thận, quá trình này có thể tích tụ chất lỏng trong cơ thể.

Tình trạng này được gọi là phù nề, dẫn đến sưng đỏ và đau nhức ở tay. Tình trạng phù nề có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trong cơ thể, nhưng thường phổ biến ở cổ tay, các ngón tay, mắt cá chân và chân.

Tăng huyết áp và bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến các bệnh lý về thận. Đến bệnh viện tham khảo ý kiến của bác sĩ và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.


6. Bệnh Raynaud

Bệnh Raynaud là tình trạng khiến một số khu vực trên cơ thể, thường là ngón tay và ngón chân, cảm thấy tê và lạnh. Tình trạng này thường phổ biến khi thời tiết lạnh hoặc khi người bệnh căng thẳng.


Bệnh Raynaud có thể khiến ngón tay bị sưng phù, đau hoặc châm chích

Trong Bệnh Raynaud, các động mạch nhỏ có nhiệm vụ cung cấp máu cho da bị hẹp và gây hạn chế lưu thông máu. Tình trạng này có thể dẫn đến một số dấu hiệu khác như:

  • Ngón tay hoặc ngón chân lạnh
  • Ngón tay sưng đỏ hoặc thay đổi màu sắc, đặc biệt là khi thời tiết lạnh
  • Có cảm giác tê, châm chích hoặc đau nhói

Mặc dù bệnh Raynaud thường ảnh hưởng đến các ngón tay và ngón chân, nhưng tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến các khu vực khác trên cơ thể như mũi, môi, tai và đầu ngực.

Thông thường, trong các trường hợp không nghiêm trọng, bệnh Raynaud có thể cải thiện bằng cách giữ ấm các ngón tay. Đối với trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc để cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương hoặc điều trị các bệnh lý tiềm ẩn khác.

7. Ung thư

Đôi khi ngón tay bị sưng đỏ đau nhức có thể là dấu hiệu ung thư đã di căn đến xương. Trong một số ít trường hợp các tế bào ung thư có thể di chuyển đến các khớp ngón tay gay gây nổi cục u ở các khớp ngón tay.

Có khoảng 16% các trường hợp, khối u ở bàn tay và các ngón tay  là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư. Ung thư phổi là ung thư phổ biến nhất có thể di căn vào xương tay. Bên cạnh đó, ung thư thận và ung thư vú cũng có thể khiến ngón tay bị sưng đỏ đau nhức.

Thông thường, xuất hiện khối u ở tay là dấu hiệu ung thư nghiêm trọng, tiên lượng xấu và khó điều trị. Do đó, nếu người bệnh gặp tình trạng sưng đỏ, đau nhức ở ngón tay và thuốc nhóm có nguy cơ ung thư cao, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Điều trị tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức

Các biện pháp điều trị tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên đôi khi điều trị y tế là cần thiết để tránh các biến chứng không mong muốn.

Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn đến các triệu chứng

Phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị như:

  • Steroid có thể được chỉ định cho tình trạng rối loạn miễn dịch, thuốc có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa các tổn thương không mong muốn. Đôi khi Steroid cũng được sử dụng để điều trị bệnh gout.
  • Thuốc chống viêm không steroid không kê đơn như Ibuprofen có thể được chỉ định để giảm sưng, chống viêm, cải thiện các cơn đau cấp tính và ngăn ngừa nguy cơ viêm khớp, tổn thương khớp vĩnh viễn.
  • Kháng sinh có thể được chỉ định cho trường hợp nhiễm trùng, hình thành mủ. Nếu kháng sinh không có tác dụng điều trị, bác sĩ có thể chỉ định dẫn lưu mủ.
  • Điều trị ung thư bằng các phương pháp hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, tùy thuộc vào giai đoạn ung thư và loại ung thư.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Trong nhiều trường hợp sưng đau các ngón tay có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng và cần điều trị y tế.

Người bệnh nên đến bệnh viện nếu xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức kéo dài hơn 3 ngày hoặc xảy ra nhiều hơn 3 lần trong một tháng
  • Sưng đau ngón tay sau các chấn thương, va chạm
  • Đau đớn dữ dội
  • Người bệnh đang mang thai và bàn tay đột ngột sưng đỏ, đau đớn
  • Hình thành mủ ở khu vực tổn thương hoặc khu vực xung quanh

Tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức có thể được cải thiện sau khi điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, một số bệnh lý không thể điều trị dứt điểm. Trong trường hợp này, người bệnh cần thực hiện điều trị và ngăn ngừa các biến chứng liên quan. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.

Bác sĩ xương khớp chúc quý vị mau chóng tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị hiệu quả để mau chóng trị dứt bệnh ngón tay sưng đau!

Liên hệ hotline: 0862.199.787 để được tư vấn từ các bác sĩ chuyên ngành xương khớp!!!


0 Reviews:

Post Your Review