Đau nhức từ mông xuống bắp chân, chấn thương thường gặp khi chơi thể thao hay biểu hiện nhiều bệnh lý nghiêm trọng! - DỤNG CỤ Y TẾ- SỨC KHOẺ DRVIET
SUBTOTAL :

Follow Us

Đau nhức từ mông xuống bắp chân
Đau nhức từ mông xuống bắp chân, chấn thương thường gặp khi chơi thể thao hay biểu hiện nhiều bệnh lý nghiêm trọng!

Đau nhức từ mông xuống bắp chân, chấn thương thường gặp khi chơi thể thao hay biểu hiện nhiều bệnh lý nghiêm trọng!

Đau nhức từ mông xuống bắp chân
Short Description:

Product Description

Đau nhức từ mông xuống bắp chân là có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý hoặc do chấn thương gây ra.

1. Bệnh lý gây đau nhức từ mông xuống bắp chân

1.1. Bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là hiện tượng xương cột sống bị lão hóa do sự bào mòn, tạo thành gai xương gây ra:

  • Những cơn đau nhức từ mông xuống đùi, xuống bắp chân
  • Đau âm ỉ ở phần tiếp nối giữa hai đầu xương và cứng khớp (thường xảy ra sau khi vừa thức dậy hoặc đứng lâu, ngồi lâu)
  • Sưng tấy tại một hoặc nhiều khớp
  • Nghe tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối.

Người bệnh càng vận động sẽ càng đau nhiều hơn, bệnh thường gặp ở những người cao tuổi, người ở tuổi trung niên và những người hay mang vác nặng.

Thoái hóa cột sống gây đau nhức từ mông xuống bắp chân.

1.2. Bệnh đau thần kinh tọa

Bệnh đau dây thần kinh tọa biểu hiện hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi, đau âm ỉ, nóng rát ở lưng, lan xuống chân, đau tăng khi cử động ở chân. Tê và ngứa ran ở chân theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1).

Đau nhức từ mông lan xuống bắp chân do đau thần kinh tọa

1.3. Thoát vị đĩa đệm cột sống

Đĩa đệm bình thường nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ bọc nhân nhày ở trung tâm hay còn gọi là nhân tủy. Đĩa đệm có tính đàn hồi, thực hiện nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương.

Thoát vị đĩa đệm cột sống là tình trạng đĩa đệm bị ép khiến nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống gây đau cột sống và đau nhức từ mông xuống bắp chân..

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm gây ra:

  • Các cơn đau thắt lưng với các triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ – gáy lan ra hai vai và xuống các cánh tay, bàn tay…
  • Các cơn đau thường tái phát nhiều lần, theo từng đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần, sau đó lại khỏi.
  • Cơn đau nhức từ mông xuống bắp chân thường tăng khi ho, hắt hơi, cúi người.

Ngoài các cơn đau người bệnh còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng đau. Lâu dần, các cơn đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị.

Thoát vị đĩa đệm làm đau nhức từ mông xuống bắp chân

1.4. Chấn thương

Khi cơ ở đùi hay bắp chân gặp các chấn thương như căng cơ, giãn dây chằng ở háng, ở đầu gối khiến việc đi lại khó khăn, do đó người bệnh thường đi tập tễnh.

Chính việc đi tập tễnh như vậy là nguyên nhân gây áp lực cho hông và háng khiến cơn đau không chỉ ở đùi hoặc bắp chân mà còn đau nhức từ mông lan xuống bắp chân.

Xử lý tình trạng đau nhức từ mông xuống bắp chân

Tình trạng đau nhức từ mông xuống bắp chân có thể được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi và vận động phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp xử lý như:

Cơn đau có thể được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

  • Chườm nóng và lạnh: Chườm lạnh có thể hỗ trợ giảm sưng và viêm do đó thường được áp dụng trong trường hợp đau mãn tính hoặc kéo dài. Chườm nóng có thể hỗ trợ thư giãn các cơ, giảm sự chèn ép lên dây thần kinh và cải thiện các cơn đau.
  • Xoa bóp: Người bệnh có thể tự xoa bóp các khu vực đau đớn, hoặc tham khảo ý kiến của một nhà trị liệu massage chuyên nghiệp. Các động tác massage, xoa bóp có thể kích thích các mô sâu, mô mềm hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thuốc giảm đau không kê đơn, như ibuprofen, naproxen và aspirin có thể làm giảm đau nhẹ và trung bình. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày hoặc xuất huyết dạ dày.
  • Thuốc giãn cơ: Bác sĩ có thể xem xét kê các loại thuốc làm thư giãn cơ bắp, như cyclobenzaprine để hạn chế tình trạng chèn ép lên các dây thần kinh.
  • Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu là một liệu pháp thường được khuyên dùng cho những người bị đau dây thần kinh tọa. Một nhà trị liệu vật lý có thể đề nghị một số bài tập nhất định để làm giảm áp lực lên dây thần kinh và cải thiện các cơn đau.
  • Tiêm cột sống: Đôi khi bác sĩ có thể chỉ định một mũi tiêm steroid ngoài màng cứng để cải thiện tình trạng viêm dây thần kinh và các cơn đau liên quan.
  • Phẫu thuật: Nếu các triệu chứng không được cải thiện hoặc không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và nguyên nhân cơ bản, phẫu thuật phổ biến bao gồm phẫu thuật vi phẫu, loại bỏ các mảnh của đĩa đệm thoát vị, cắt bỏ u xơ, loại bỏ gai xương bao phủ tủy sống và mô có thể gây chèn ép dây thần kinh tọa.

Biện pháp phòng ngừa

Một số nguyên nhân gây đau nhức từ mông xuống bắp chân không thể phòng ngừa như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hay do tai nạn. Tuy nhiên, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp giảm thiểu nguy cơ bao gồm:

Thường xuyên tập thể dục để ngăn ngừa các bệnh lý gây đau dây thần kinh tọa

  • Thực hành tư thế tốt khi ngồi, đứng và ngủ. Các tư thế tốt có thể hỗ trợ bảo vệ lưng, hông, mông khỏi các áp lực dư thừa và ngăn ngừa nguy cơ đau thần kinh tọa.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nếu cần ngồi hoặc đứng trong thời gian dài. Nếu tính chất công việc yêu cầu ngồi lâu, người bệnh cần đứng dậy đi bộ và vận động sau mỗi 1 giờ. Điều này có thể cải thiện các áp lực lên lưng dưới và ngăn ngừa các cơn đau thần kinh.
  • Nâng vật nặng khoa học, khi nâng sử dụng lực từ hông và chân, tránh gây áp lực lên phần hông. Tránh hành động xoắn và nâng cùng lúc vì điều này có thể gây chèn ép các dây thần kinh và gây đau. Ngoài ra, nếu vật nặng quá mức cho phép, hãy nhờ sự giúp đỡ.
  • Tập thể dục để tăng tính linh hoạt và sức mạnh cơ bắp. Nếu cơn đau nghiêm trọng người bệnh có thể đi bộ 15 – 30 phút mỗi ngày và 5 – 6 ngày mỗi tuần để tăng cường sức mạnh ở cột sống.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, giảm cân nếu thừa cân béo phì. Trong lượng cơ thể quá mức làm tăng căng thẳng trên cột sống và các dây thần kinh và dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này có thể chèn ép dây thần kinh tọa ở hông, mông và gây đau lan tỏa đến chân.
  • Tránh hoặc ngừng hút thuốc lá, bởi vì hút thuốc lá thúc đẩy thoái hóa đĩa đệm, có thể làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa. Khói thuốc lá cũng gây ảnh hưởng đến khả năng phục hồi các dây thần kinh tọa, đặc biệt là khi đau dây thần kinh tọa ở hông, mông.
  •                                     Đi bộ cùng gia đình để có cuộc sống khoẻ mạnh

Hầu hết các trường hợp đau nhức từ mông xuống bắp chân không liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng và có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc nếu cảm thấy lo lắng, người bệnh nên đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Bác sĩ xương khớp chúc quý vị mau chóng dứt cơn đau nhức từ mông xuống bắp chân!

Hotline: 0862.199.787 để được tư vấn từ các bác sĩ chuyên ngành xương khớp!!!


0 Reviews:

Post Your Review