Thoái hoá cột sống lưng là gì?
Thoái hóa cột sống
lưng là tình trạng bệnh lý có sự tổn thương xảy ra ở bề mặt sụn khớp, đĩa đệm
hoặc các hệ thống mô mềm xung quanh cột sống như là dây chằng, gân, cơ.
Nguyên nhân gây ra
bệnh là do sự lão hóa của sụn khớp. Sụn là phần đệm bảo vệ xương, giúp các khớp
cử động dễ dàng. Nếu phần sụn này bị thoái hóa, phần xương bên dưới sẽ cọ xát
với nhau, dẫn đến tình trạng đau nhức và khó khăn trong việc cử động, di
chuyển.
Thoái hóa cột sống lưng là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, nhưng bên cạnh đó các yếu tố như tính chất công việc (ngồi nhiều, mang vác nặng,…), béo phì, chấn thương cũng làm cho quá trình thoái hóa diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ hơn.
Dấu hiệu cột sống lưng
bị thoái hóa
Thoái hóa cột sống
lưng diễn ra âm thầm từ từ, ban đầu chỉ là những cơn đau thắt lưng thoáng qua
rồi dần dần gây cho người bệnh những cơn đau nhức âm ỉ, ê buốt kéo dài, khiến
người bệnh vận động khó khăn, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người
bệnh. Một số triệu chứng tiêu biểu dưới đây mà bệnh nhân thường gặp phải là:
·
Đau mỏi vùng
thắt lưng, xuất hiện khi lao động quá sức, khiêng vác vật nặng đột ngột và
không chú ý đến tư thế.
·
Đau lưng khi ho,
hắt hơi, thay đổi tư thế đột ngột.
·
Đau thắt lương
nhiều vào buổi tối hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngôt
·
Cứng cột sống
lưng vào sáng sớm, khó cử động vùng lưng
·
Đĩa đệm bị thoái hóa,
mất dần các chức năng nên tạo ra các cơn đau mạn tính. Đau có thể lan từ thắt
lưng xuống hai cẳng chân, đùi.
Lợi ích của vật lý trị liệu thoái hóa cột sống lưng
Vật lý trị liệu là một
phương pháp điều trị sử dụng các nguyên lý như cơ học, nhiệt độ, dòng điện, các
loại tia, sóng âm hoặc sóng từ trường…
·
Lợi ích của phương
pháp vật lý trị liệu là giúp thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh thoái hóa
cột sống lưng. Thông qua việc cải thiện các chức năng quan trọng của phần đĩa
đệm, từ các cơn đau sẽ có dấu hiệu suy giảm.
·
Đặc biệt, các bài tập
vật lý trị liệu sẽ giúp cho cột sống của người bệnh được linh hoạt và kéo giãn
một cách hiệu quả. Đây là yếu tố quan trọng giúp ngăn chặn sự tác động không
mong muốn của những chiếc gai xương cột sống đến hệ thần kinh và tủy sống của
người bệnh một cách hiệu quả.
Vì vậy có thể nói,
thường xuyên tập luyện vật lý trị liệu góp phần cải thiện tình trạng cột sống
của người bệnh và làm giảm đi những biến chứng nặng nề do quá trình thoái hóa
cột sống gây ra.
Tuy nhiên, việc sử
dụng vật lý trị liệu thoái hóa cột sống lưng không thể làm hết bệnh ngay lập tức.
Mà người bệnh nên kết hợp với các phương pháp điều trị bằng thuốc theo sự chỉ
định của bác sĩ điều trị.
Các
bài tập vật lý trị liệu để làm giảm các cơn đau nhức của bệnh thoái hóa cột
sống.
5 động tác điều trị
thoái hóa cột sống lưng tại nhà hiệu quả
Các động tác này là
hình thức điều trị bằng các bài tập vận động cơ thể. Bạn có thể tập luyện một
mình hoặc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ xương khớp. Một số bài tập phổ biến giúp
điều trị thoái hóa cột sống lưng mà bạn có thể tự luyện tập tại nhà như:
Bài tập 1
·
Bước
1: Đầu tiên người tập
cần nằm thẳng trên thảm, tay chân ở tư thế duỗi thẳng và thả lỏng các cơ.
·
Bước
2: Tiếp đến người tập
tiến hành hít lấy một hơi sâu, nâng người và cùng lúc kéo đầu gối phải áp sát
vào vùng bụng, 2 tay vòng lại và ôm lấy đầu gối phải, chân trái duỗi thẳng.
·
Bước
3: Để yên tư thế này
khoảng chừng 10 giây rồi từ từ thở ra, tay chân trở về vị trí chuẩn bị ban đầu.
Thực hiện động tác này mỗi bên 10 lần cho mỗi lần tập.
Bài tập 2: Bài tập gập gối
Bài tập này có tác
dụng kéo giãn cơ, tăng cường phạm vi chuyển động vùng cột sống thắt lưng.
·
Bước
1: Đối với bài tập này,
người bệnh cũng chuẩn bị tư thể bắt đầu giống bài tập 1, đó là nằm ngay ngắn và
thả lỏng cơ thể.
·
Bước
2: Tiếp đến co hai chân
về phía ngực, dùng 2 lòng bàn tay đặt lên phần đỉnh của 2 đầu gối sao cho khuỷu
tay và phần cánh tay cùng tạo thành một góc vuông 90 độ.
·
Bước
3: Giữ nguyên tư thế
này khoảng 5-10 giây rồi sau đó từ từ hạ xuống, thực hiện 10 lần như thế cho
mỗi lần tập. Lưu ý khi thực hiện, cần chú ý hơi thở sau cho đều đặn theo từng
động tác để bài tập phát huy hiệu quả một cách tốt nhất.
Bài tập 3: Bài tập tư thế cây cầu
Bài tập này có tác
dụng cải thiện tình trạng đau nhức cột sống, giúp cột sống trở lên linh hoạt
hơn làm săn chắc vùng mông và cơ lưng, giúp bạn cải thiện các tình trạng đau
nhức hoặc mất ngủ do thoái hóa gây ra
·
Bước
1: Người bệnh cần nằm
trên thảm, 2 chân thả lỏng còn hai tay thì duỗi thẳng ra ngang hông.
·
Bước
2: Tiếp đến chống chân
90 độ để nâng phần lưng và phần hông lên khỏi bề mặt giường khoảng tầm 5 giây
thì từ từ hạ xuống. Chú ý áp sáp phần gan bàn chân và gan bàn tay xuống đất
·
Bạn giữ tư thế này
trong vòng 10 giây. Sau đó hạ mông, lưng xuống sàn trở về tư thế ban đầu. Động
tác này bạn thực hiện khoảng 3 đến 5 lần cho mỗi buổi tập.
Bài tập 4: gập lưng
Bài tập này có tác
dụng kéo giãn cột sống thắt lưng, tăng cường sự dẻo dai linh hoạt cho cột sống
Cách thực hiện
Bạn bắt đầu với tư thế
quỳ trên gót chân của mình. Sau đó bạn từ từ gập người về phía trước, hạ thấp
xuống dưới sàn, hai tai vươn thẳng qua đầu, trán chạm sàn, hít thể đều, thả
lỏng toàn bộ cơ thể.
Bạn giữ tư thế này
trong vòng từ 15 tới 30 giây, sau đó trở về tư thế ban đầu. Thực hiện động tác
này từ 3 tới 5 lần.
Bài tập 5: giữ thăng
bằng
Bài tập này có tác
dụng tăng sức mạnh vùng cơ bụng và cơ lưng nhằm giúp cột sống giảm bớt áp lực
trong khi bạn vận động hằng ngày.
Cách thực hiện
Đầu tiên bạn chống hai
tay và đầu gối xuống sàn ở tư thế sấp. Cổ, lưng ở trên một đường thẳng. Mặt cúi
xuống sàn nhà, bụng siết chặt. Tiếp theo sau đó, bạn đưa chân trái duỗi ra sau,
tay phải duỗi về phía trước.
Bạn giữ nguyên tư thế
trong vòng 3 – 5 giây sau đó trở về tư thế ban đầu. Đổi bên và tiếp tục
thực hiện động tác. Bạn tập cho mỗi bên từ 5 đến 10 lần.
Hotline: 0862199787
0 Reviews:
Post Your Review