Tập luyện đã được chứng minh là có hiệu quả thực sự trong điều trị và phòng bệnh thoái hoá khớp gối. Tác dụng của tập luyện giúp các cơ và dây chằng khớp gối khỏe mạnh, dẻo dai và đặc biệt giúp cho các túi hoạt dịch quanh khớp tiết dịch vào khớp để nuôi dưỡng sụn khớp và bôi trơn cho khớp.
Các động tác tập nên hạn chế các động tác làm tăng đè nén lên
khớp gối. Các phương pháp tập dưới đây giúp cho cải thiện tình trạng thoái hoá
khớp gối tốt nhất.
TẬP TƯ THẾ ĐỨNG
Động tác 1: Đứng thẳng người, một tay bám vào cạnh bàn hoặc ghế. Nâng một chân lên, chân kia trụ giữ thăng bằng, rồi đung đưa theo chiều trước sau, thực hiện 10 lần rồi đổi bên.
Động tác 2: Đứng thẳng người, nâng một chân lên, dùng hai tay giữ ở phía trên khớp gối rồi đá chân lên hạ xuống, thực hiện 5 lần sau đó đổi bên.
TẬP TƯ THẾ NGỒI
Ngồi trên ghế hoặc giường có đủ độ cao để 2 chân có thể vận động tự do. Ngồi ở mép giường hoặc ghế, 2 chân buông xuống dưới, rồi đá chân lên, hạ xuống. 2 chân thay phiên nhau khoảng 5-10 lần.
Có thể sử dụng dây thun buộc tạ
hoặc túi cát nặng khoảng 1-3kg để tập tăng sức
mạnh cơ; cũng có thể dùng chân kia để
tạo kháng lực (như
hình vẽ bên).
TẬP TƯ THẾ NẰM
Động tác 1: Đặt
một cái gối dưới khớp gối, rồi tập đá thẳng chân lên,
hạ xuống. 2 chân luân phiên nhau từ 5-10
lần.
Động tác 2: Không kê
gối:
- Nằm ngửa và duỗi thẳng 2
chân. Tiếp đến, chống 2 khuỷu tay xuống sàn đồng thời ngẩng, gập đầu gối
bên trái lại. Sau đó giơ chân phải phải lên, chú ý chân phải cách mặt sàn
một khoảng tầm 50cm.
- Người tập cố gắng giữ
thẳng chân phải, ngón chân hướng lên trên. Giữ yên tư thế trong vòng 3
giây và hạ chân xuống.
- Chân còn lại cũng thực
hiện tương tự.
- Thực hiện động tác 10 lần cho mỗi chân.
Động tác 3: Nằm ngửa, 2 tay giữ ở vùng đùi trên khớp gối, rồi tập đá lên và hạ xuống, thực hiện 5 lần sau đó đổi chân.
Động tác 4:
- Dành 5 phút làm nóng cơ
thể trước khi thực hiện bài tập.
- Nằm ngửa người trên sàn
nhà, tiếp đó đưa chân phải lên và dùng mảnh vải vòng qua bàn chân.
- Kết hợp dùng 2 tay kéo
mảnh vải sao cho chân được giữ thẳng và kéo dài.
- Giữ yên tư thế 20 giây và
đổi sang chân còn lại.
- Thực hiện động tác mỗi bên
2 lần.
Động tác 5: Nằm nghiêng: Nằm nghiêng rồi vận động chân bên trên lên xuống. Thực hiện 5 lần sau đó quay sang bên kia và đổi chân.
Động tác 6: Nằm sấp:
Tư thế nằm sấp, co duỗi khớp gối đổi bên liên tục, có thể sử dụng thêm tạ cố
định ở cổ chân để tăng kháng trở tập. Sau đó, tập nâng cả đùi lên
khỏi sàn
Chú ý:
- Tập vừa với sức mình: Nếu sau một buổi tập thấy đau tăng lên hoặc
xuất hiện sưng khớp gối thì ngày hôm sau phải giảm thời gian tập xuống.
- Nên tập chia làm 2 đến 3 lần trong một ngày, không nên tập dồn vào
một lúc. Như thế sẽ tập được nhiều hơn và phù hợp với khả năng của người lớn
tuổi, có các bệnh khác phối hợp.
Chườm
đá
Việc chườm đá giúp cho người
bệnh giảm sưng, giảm đau khớp gối hiệu quả. Khi chườm đá các mạch sẽ co lại vì
có nhiệt lạnh tác động, cùng với đó tình trạng xuất huyết, các dịch tiết cũng
sẽ ngưng đọng lại làm giảm triệu chứng đau đớn. Đá lạnh có tác dụng làm ức chế
các phản ứng viêm và dẫn truyền thần kinh làm giảm tình trạng phù nề.
Phương pháp này được thực hiện
đơn giản như sau:
- Sử
dụng một chiếc túi để bọc đá lại.
- Tiếp
đến dùng túi đá chườm lên vùng khớp gối đau nhức từ 7 đến 10 phút.
- Mỗi
ngày chườm từ 2 đến 3 lần.
Bác sĩ xương khớp chúc quý vị có tiến triển bệnh thoái hoá khớp
gối tốt!
Hotline: 0862199787
0 Reviews:
Post Your Review