BỆNH LOÃNG XƯƠNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ!!! - DỤNG CỤ Y TẾ- SỨC KHOẺ DRVIET
SUBTOTAL :

Follow Us

BỆNH LOÃNG XƯƠNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ!!!
BỆNH LOÃNG XƯƠNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ!!!

BỆNH LOÃNG XƯƠNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ!!!

BỆNH LOÃNG XƯƠNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ!!!
Short Description:

Product Description

BỆNH LOÃNG XƯƠNG ÂM THẦM MÀ NGUY HIỂM

💥 Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hoá xương, dẫn đến tổn thương sức mạnh của xương, làm tăng nguy cơ gãy xương 

💥  Loãng xương diễn biến âm thầm, ít triệu chứng, nhưng hậu quả lại rất BẤT NGỜ và NẶNG NỀ. Chỉ một tác động dù nhẹ như (ngã, gập chân, trượt chân...) cũng bị gãy, lún cột sống, gãy cổ xương đùi, xương cẳng chân, xương cẳng tay.

💥 Loãng xương đứng hàng thứ hai gây nên bệnh tật, chỉ sau bệnh tim mạch, ảnh hưởng đến 1/3 phụ nữ Việt Nam và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi

💥  Trên thế giới, cứ 30 giây thì có một người bị gãy xương do loãng xương. Dự đoán đến năm 2050 các nước châu Á, trong đó có Việt Nam sẽ có 50% các trường hợp bị tàn phế hoặc đe dọa tính mạng do gãy khớp háng vì bệnh loãng xương.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BẠN ĐANG BỊ LOÃNG XƯƠNG

Loãng xương thường tiến triển âm thầm, ít có triệu chứng đến khi cơ thể đã mất khoảng 30% khối lượng xương thì bắt đầu BỊ BỆNH LOÃNG XƯƠNG. Khi đó, dấu hiệu đầu tiên, bạn có thể thấy là gãy xương do một tác động đột ngột hoặc một cú ngã nhẹ.Tuy nhiên, một khi xương của bạn đã bị suy yếu bởi loãng xương, bạn có thể có một số dấu hiệu bao gồm:

  • Sụt cân, vã mồ hôi, buồn bã chân tay, chuột rút (Đây là những dấu hiệu do thiếu Canxi trong máu gây ra)
  • Đau nhức đầu xương, mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim châm
  • Đau vùng xương chịu gánh nặng cơ thể như cột sống, thắt lưng, xương chậu, hông, đầu gối. Đau âm ỉ, kéo dài tăng dần khi vận động, đi lại, đứng sau khi nhồi lâu, thuyên giảm khi năm nghỉ.
  • Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh toạ. Những cơn đau trở nặng khi bạn vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Vì vậy, người có dấu hiệu bị loãng xương thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người
Để phát hiện chính xác bệnh loãng xương hoặc đang có nguy cơ cao sẽ mắc bệnh, cách tốt nhất và chính xác nhất là ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG bằng 2 chỉ số chính T-Score và Z-Score.

LOÃNG XƯƠNG KHÔNG CHỈ LÀ BỆNH CỦA NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI TRẺ CŨNG CÓ THỂ BỊ LOÃNG XƯƠNG, VÌ SAO?

💧 Loãng xương xảy ra phổ biến ở người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh do quá trình lão hóa của tuổi tác và sự suy giảm hormon giới tính

💧  Tuy nhiên, tuổi tác không phải là yếu tố nguy cơ duy nhất gây nên bệnh loãng xương. Hiện nay loãng xương chịu nhiều tác động của lối sống và sinh hoạt. Những nguy cơ này gặp nhiều hơn ở người trẻ tuổi: hút thuốc, dùng thuốc, sinh nở….

💧 Loãng xương gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, đặc biệt là ở những người trẻ đang trọng độ tuổi lao động, càng gây ảnh hưởng lớn đến công việc và sự nghiệp.

💧 Loãng xương ở người trẻ là loãng xương thứ phát do nhiều nguyên nhân như bệnh nội tiết, bệnh thận mạn, những bệnh mạn tính về khớp hoặc bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp… sử dụng các loại thuốc làm mất xương như corticosteroid, thuốc chống co giật…. 

💧 Bên cạnh đó nhiều người trẻ lười vận động, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá… Phụ nữ thích ăn kiêng, che chắn quá kỹ khi ra ngoài vào sáng sớm khiến da không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi, vitamin D để tạo xương.

NGUYÊN NHÂN GÂY LOÃNG XƯƠNG & AI DỄ MẮC BỆNH NÀY?

Loãng xương là kết quả của quá trình mất xương và thay đổi cấu trúc xương do sự mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương. Tuy không có nguyên nhân chính xác nhất nhưng dưới đây là những yếu tố dẫn tới gia tăng số người mắc bệnh loãng xương:

1.      NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH LOÃNG XƯƠNG?

  • Tuổi tác và lão hóa là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng mất xương dẫn đến loãng xương. Những trường hợp này được gọi là loãng xương nguyên phát. 
  • Hormon giới tính: Hormon giới tình được coi là yếu tố bảo vệ xương và thúc đẩy làm tăng quá trình tạo xương khi còn trẻ. Sự suy giảm nồng độ hormon này khi tuổi tác tăng cao là một nguyên nhân lớn khiến bạn dễ mắc bệnh loãng xương. Đặc biệt là phụ nữ, nồng độ estrogen giảm đột ngột khi mãn kinh là lý do khiến họ dễ bị loãng xương hơn nam giới.
  • Ăn uống, lối sống, dùng thuốc và bệnh tật là những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh loãng xương thứ phát.

2.  NHỮNG NGƯỜI NÀO DỄ MẮC BỆNH NÀY:

  • Phụ nữ mãn kinh (từ 50 tuổi trở lên)
  • Nam giới từ 60 tuổi trở đi
  • Phụ nữ đã cắt bỏ buồng trứng hoặc nam giới bị suy giảm sinh lý
  • Người có chế độ ăn không được bổ sung đầy đủ Calci và vitamin 

  • Lạm dụng thuốc hoặc dùng một số loại thuốc trong thời gian dài như corticoid
  • Người có khung xương nhỏ, suy dinh dưỡng, thấp còi, người nằm lâu trong các bệnh tai biến, đột quỵ…
  • Chế độ sinh hoạt kém: hút thuốc lá, uống rượu bia, lười vận động, tập luyện, mắc các bệnh liên quan đến nội tiết: tuyến giáp, thượng thận,…

BỆNH LOÃNG XƯƠNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Loãng xương nếu không được phòng và triều trị từ sớm sẽ gây những biến chứng nguy hiểm:

  • Đau nhức xương, đau lưng hông, khó vận động (quay người, cúi người), thoái hóa cột sống, đốt sống
  • Mất dần chiều cao (lùn đi), khom lưng, còng lưng
  • Gãy xương chính là "đột quỵ" của loãng xương. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của loãng xương. Xương dễ gãy ở những vị trí chịu lực như cột sống, cổ tay, xương đùi Đây đều là những vị trí nguy hiểm và quan trọng nên khó hồi phục, khả năng cao có thể gây khó khăn trong việc di chuyển, tần tật suốt đời, thậm chí là tử vong.

  • Người bệnh loãng xương có thể bị gãy xương sau 1 va chạm nhẹ, thậm chí chỉ sau 1 cái hắt xì!
  • Gãy xương do loãng xương phổ biến hơn so với đau tim, đột quỵ và ung thư vú kết hợp.

NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG

Nguyên tắc chung để dự phòng và điều trị hiệu quả chứng loãng xương là ngăn chặn tình trạng gãy xương. Để làm được điều đó cần xác định và loại trừ hoặc cải thiện các yếu tố nguy cơ, từ đó thực hiện các mục tiêu: tăng cường khối lượng xương trong giai đoạn phát triển xương, ngăn chặn mất xương, phục hồi cấu trúc xương đã có loãng xương.


Không có một loại thuốc hay một phương pháp duy nhất để điều trị loãng xương. Loãng xương cần điều trị trong thời gian dài (thường 3-5 năm) và cần phối hợp nhiều loại thuốc với các phương pháp khác nhau để tăng cường hiệu quả, và giảm tác dụng phụ của nhau. 

Cụ thể như sau:

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Các thuốc ức chế quá trình hủy xương như bisphosphonates, bổ sung canxi, thuốc giảm đau, giãn cơ (nếu cần)
  • Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên:.

• Các bài tập phù hợp với người loãng xương:

- Thể dục nhịp điệu với nhạc nhẹ nhàng
- Các bài tập nâng cao khả năng giữ thăng bằng như dưỡng sinh, thái cực quyền, khiêu vũ
- Với các thanh niên trẻ tuổi có thể luyện sức với các bài tập luyện sức đẩy với tạ và bài tập kéo căng với dây chun…
- Bơi lội và các môn thể tháo dưới nước là những bài tập không cần chịu sức nặng của cơ thể khá phù hợp với người bệnh loãng xương
- Người già có thể chọn tập thể dục bằng cách đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng
• Một số bài tập nên tránh:
- Các bài tập yêu cầu kéo căng cột sống như gập bụng, vặn người, duỗi lưng, nâng người, uốn người…
- Các bài tập chạy nhảy cường độ cao
- Các môn thể thao tăng nguy cơ té ngã như cà kheo, cưỡi ngựa…
- Một số bài tập đòi hỏi chuyển động nhanh, mạnh, bất ngờ như tenis, cầu lông,bóng chuyền…
- Không nên tập quá lâu cho 1 buổi tập. tốt nhất chỉ nên tập khoảng 30 -45 phút

·        Bổ sung canxi: từ chế độ ăn giàu Canxi và các sản phẩm có chứa Canxi nano, vitamin D3 (có trong sản phẩm Canxi Nano Plus) để làm giàu mật độ khoáng chất của xương, phục hồi cấu trúc xương đã có loãng xương. Có thể tham khảo thêm 12 loại thực phẩm giàu canxi nhất, phòng chống loãng xương hiệu quả!

https://drxuongkhop.blogspot.com/2020/07/12-loai-thuc-pham-giau-canxi-nhat.html

  • Điều trị biến chứng gãy xương nếu có bằng cách đeo nẹp, bơm xi măng vào thân đốt sống hoặc thay đốt sống nhân tạo nếu có chỉ định.
  • Bệnh nhân phải được điều trị lâu dài, thường 3 – 5 năm, đo lại mật độ xương sau mỗi 1 -2 để đánh giá kết quả điều trị và quyết định phương hướng điều trị tiếp theo.

TẠI SAO NGƯỜI LOÃNG XƯƠNG CẦN BỔ SUNG CANXI

💢Canxi là khoáng chất giúp xương khỏe mạnh. 99% canxi được lưu trữ trong xương và răng, giúp xương răng luôn cứng và khỏe mạnh. Xương hoạt động như một “ngân hàng canxi”, nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng canxi cần, chúng sẽ rút canxi từ xương để mang đến các cơ quan khác. Khi lượng canxi rút đi quá nhiều, khoảng 30%, bệnh loãng xương được hình thành. Vì vậy, bạn cần 1 chế độ dinh dưỡng đủ canxi suốt đời.

💢Bổ sung canxi nên được quan tâm từ sớm, thậm chí người mẹ cần bổ sung canxi cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng bởi trong thời kỳ bào thai và 3 năm đầu đời là giai đoạn phát xương mạnh nhất. Nếu tăng được 1% khối lượng xương đỉnh khi còn trẻ, sẽ giảm được 30% nguy cơ loãng xương khi về già.

💢 Mặc dù các chuyên gia luôn khuyên bạn hãy bổ sung chất dinh dưỡng từ thực phẩm tuy nhiên, tuy nhiên thực tế cho thấy, chúng ta không thể bổ sung đủ lượng canxi cơ thể cần qua ăn uống do công việc bận rộn, bệnh lý hoặc tuổi tác làm giảm hấp thu đường tiêu hóa, dùng thuốc điều trị làm tăng đào thải canxi,…

💢Canxi dạng thường mang đến nhiều rủi ro do lượng hấp thu được thấp trong khi lượng lắng đọng tại các cơ quan lớn hơn gây xơ cứng động mạch, sỏi thận… mang nhiều rủi ro

💢 Chuyên gia khuyên người bệnh loãng xương nên dử dụng canxi dạng nano để tăng khả năng hấp thụ lên tới 200 lần, giảm các tác dụng phụ nguy hiểm. 

💢 Chất không thể thiếu khi bổ sung canxi nano là vitamin D3. Vitamin D3 giúp tăng cường hấp thu canxi từ ruột vào máu.

Đề xuất thực phẩm chức năng bổ sung canxi có thể dùng: Bổ sung canxi, vitamin D3 cho cơ thể- Chống còi xương- Loãng xương Canxi Nano Plus

https://shopee.vn/B%E1%BB%95-sung-canxi-vitamin-D3-cho-c%C6%A1-th%E1%BB%83-Ch%E1%BB%91ng-c%C3%B2i-x%C6%B0%C6%A1ng-Lo%C3%A3ng-x%C6%B0%C6%A1ng-Canxi-Nano-Plus-i.288222559.3156395073

Canxi Nano Plus 

Công dung:

Bổ sung canxi, vitamin D3 cho cơ thể. Chống còi xương. Giúp tăng cường và phát triển hệ xương ở trẻ Em . Chống loãng xương, giúp chắc khoẻ xương cho người lớn, người cao tuổi, phụ nữ tiền mãn kinh. Tốt trong thời kỳ phát triển chiều cao của trẻ em, thanh niên, phụ nữ thời kỳ mang thai và cho con bú.

Đối tượng sử dụng

Dùng cho người có nguy cơ giảm  Canxi, Viamin D3 như: Phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em đang trong giai đoạn tăng trưởng, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, người bị loãng xương, người bị loãng xương. xương xốp, hạ canxi huyết, người cao tuổi, người đang trong thời kỳ phục hồi vận động.

Cách dùng

Uống 1 viên/ lần, ngày dùng 1 lần, nên dùng sau bữa ăn 1 giờ, nên dùng nhiều đợt, mỗi đợt liên tục 10 - 15 tuần.

PHÒNG NGỪA LOÃNG XƯƠNG ĐỪNG ĐỂ BỊ LOÃNG XƯƠNG RỒI MỚI CHỮA

💥Chế độ ăn uống cần đảm bảo đầy đủ đạm và cung cấp đủ calories. Cở thể cần 50gr đạm (protein) mỗi ngày tương đương với 100g cá biển, 2 cốc sữa ít béo và 1 quả trứng. Hạn chế tối đa chất béo bởi cholesterol là 1 trong những nguyên nhân làm tăng hủy xương. Lượng Natri nên được kiểm soát, nếu quá nhiều sẽ tăng đào thải canxi.

💥  Tăng cường các loại thực phẩm bổ sung nhiều calci và vitamin D như cá, tôm, cua…ăn cả vỏ và xương và các loại rau màu xanh đậm như rau muống, rau dền, đậu nành, súp lơ.. Với người béo phì hoặc mỡ máu nên chọn loại sữa gầy có hàm lượng chất béo thấp. Thêm các thực phẩm giàu vitamin D như nấm tươi, sữa, trứn, cá hồi… để tăng hấp thụ canxi.

💥  Ngoài ra, phụ nữ nên ăn nhiều thực phẩm chứa estrogen tự nhiên như: giá đậu, đậu nành, đậu phộng…

💥Ngoài việc bổ sung canxi từ thực phẩm, chúng ta có thể dùng viên uống bổ sung calci Nano Plus – uống 1 viên/ ngày, sáng/ chiều, sau ăn 1 giờ, tránh uống vào buổi tối gây lắng đọng canxi.

💥  Tập thể dục: Hoạt động thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện mật độ xương, tăng cường kích thước và sức mạnh cơ bắp. Với người trung niên và cao tuổi, trọng tâm của việc tập thể dục là duy trì khối lượng và sức mạnh cơ bắp, giữ thăng bằng và giảm nguy cơ té ngã. Các bài tập thái cực quyền hoặc đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, giữ thăng bằng là những lựa chọn hoàn hảo trong tình huống này.

💥Bác sĩ xương khớp chúc quý vị và bệnh nhân mau chóng chữa dứt căn bệnh loãng xương và thật nhiều sức khoẻ!💥

Liên hệ hotline: 0862.199.787 để được hỗ trợ tư vấn từ các bác sĩ chuyên ngành xương khớp!!!💖👪

 


0 Reviews:

Post Your Review