Vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho ngón tay sau khi bị thương không chỉ giúp bệnh nhân được vận động bình thường mà còn tác động đến hệ cơ xương của họ. Chính vì thế, người bệnh cần được tập vật lý trị liệu càng sớm càng tốt sau khi gặp chấn thương.
Trong
bài viết hôm nay, BÁC SĨ XƯƠNG KHỚP sẽ hướng dẫn các bạn 5 bài tập đơn giản
giúp hồi phục chức năng ngón tay sau chấn thương hiệu quả.
Bài tập 1: Vật lý trị liệu bằng cách luyện tâm cử động
Luyện tâm cử động là bài tập vật lý trị liệu giúp cho ngón tay khỏe hơn và cử động được dễ dàng hơn. Người bệnh thực hiện theo hướng dẫn sau: bạn hãy dùng bàn tay không bị thương chậm rãi nắn ngón tay bị thương thẳng ra rồi bẻ gập lại. Chú ý phải giữ cho thật thẳng rồi mới từ từ bẻ gập lại. Nếu bạn không thực hiện được thì có thể nhờ người nhà thực hiện và tất nhiên phải có sự hướng dẫn của kỹ thuật viên có chuyên môn.
Phục hồi chức năng đốt ngón tay |
Bài tập 2: Duỗi căng ngón tay để giúp ngón tay khỏe hơn
Thực hiện bài tập này thường xuyên sẽ làm cho ngón tay của bạn khỏe hơn và nhanh chóng hồi phục hơn. Thực hiện như sau: người bệnh cần úp bàn tay bị thương lên bàn sau đó lần lượt nhấc từng ngón tay lên, thực hiện đều đặn để có hiệu quả tốt nhất.
Bài tập phục hồi ngón tay sau chấn thương |
Để thực hiện bài luyện tập này, người bệnh hãy nắm chặt lòng bàn tay bị thương và tạo thành nắm đấm trong vài giây. Với bài vật lý trị liệu này bạn có thể nắm tay không, hoặc nắm tay vào một quả bóng (ví dụ một quả bóng cao su mềm hoặc bóng tennis). Chú ý nếu bạn bóng tennis thì nên khứa một vết vào trái bóng để dễ bóp hơn.
Bài tập 4: Bài tập tăng cử động cho bàn tay
Khi tập bài tập này, bệnh nhân cần mở rộng cánh tay, căng lòng bàn tay và các ngón tay. Sau đó, lần lượt chạm từng đầu ngón tay vào ngón tay cái của bàn tay ấy, xoa tròn hai ngón tay vào nhau rồi lại duỗi tay ra. Cần thực hiện lặp đi lặp lại hành động trên từ 8 – 10 lần để đạt kết quả tốt nhất.
Bài tập 5: Bài tập nhặt đồ vật
Bài
luyện tập này sẽ giúp người bệnh cải thiện kỹ năng vận động tinh vi, ví dụ như
viết hoặc buộc dây giày… vật lý trị liệu theo bài tập này các bạn cần dùng ngón
tay bị thương và ngón cái để nhặt những vật nhỏ, ví dụ như tiền xu, bi, hoặc
khuy áo…
Như vậy để có thể phục hồi chức năng ngón tay bị thương một cách hiệu quả nhất, người bệnh cần thực hiện các bài tập vật lý trị liệu phù hợp. Hiện nay, BÁC SĨ XƯƠNG KHỚP có đội ngũ các kỹ thuật viên có chuyên môn, do đó nếu các bạn cần được tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể và kịp thời nhất
Vật lý trị liệu ngón tay sau chấn thương |
BÁC SĨ XƯƠNG KHỚP chúc quý vị và bệnh nhân mau chóng chữa lành xương ngón tay và có đôi tay thật khoẻ mạnh!
Liên hệ hotline: 0862.199.787 để được tư vấn từ các bác sĩ chuyên ngành xương khớp!!!
0 Reviews:
Post Your Review