Thực
tế có đến hơn 80% sỏi thận có thành phần là canxi kết hợp với phosphat hoặc
oxalat. Không ít người bệnh sỏi thận băn khoăn không biết bị sỏi thận có nên
uống canxi không, bổ sung canxi như thế nào là hợp lý? Một số người còn quyết
định kiêng tuyệt đối canxi trong chế độ ăn. Vậy đâu mới là đáp án chính xác
nhất cho những thắc mắc này. Bạn hãy dành ra 3 phút để tìm câu trả lời trong
bài viết dưới đây.
Mối quan hệ giữa sự hấp thu canxi và bệnh sỏi thận
Canxi
thường được bổ sung vào cơ thể qua hai nguồn chính là qua chế độ ăn hoặc thuốc
uống. Nếu bổ sung qua thực phẩm chỉ có khoảng 30- 40% canxi được hấp thu qua
ruột non. Quá trình hấp thu canxi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hàm lượng và
thời gian sử dụng, độ tuổi, giới tính, nồng độ hormon tuyến cận giáp ở người
bình thường hoặc phụ nữ trong giai đoạn mang thai và cho con bú… Canxi thường
được hấp thu dưới dạng các muối như muối oxalat, muối phosphat.
Sự
hấp thu canxi ở đường tiêu hóa ảnh hưởng đến sự hình thành sỏi thận. Khi canxi
không được hấp thu tối ưu ở ruột non sẽ làm tăng nồng độ canxi trong máu và
tăng đào thải qua nước tiểu, từ đó làm tăng nguy cơ sỏi thận ở nhiều đối tượng.
Người bị sỏi thận có nên uống canxi không?
Một
nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Y học New England cho thấy, nguy cơ phát
triển sỏi thận tăng lên 20% nếu bổ sung canxi trực tiếp trên đối tượng là
91.731 nữ y tá. Trong khi đó, một nghiên cứu khác tại Hoa Kỳ theo dõi trên
36.000 phụ nữ có uống bổ sung canxi và vitamin D hàng ngày, sau 7 năm, nguy cơ
bị sỏi thận của họ cao hơn 17% so với nhóm chứng.
Chính
vì vậy, trừ khi có chỉ định trực tiếp của bác sĩ, những người bị sỏi thận không
nên uống canxi dạng viên để tránh nguy cơ tiến triển bệnh. Việc bổ sung canxi
trực tiếp bằng thuốc hoặc thực phẩm chức năng khiến canxi được hấp thu nhanh
hơn vào máu và không kịp kết hợp với oxalat gây lắng đọng ở thận tạo thành sỏi.
Với
những trường hợp là phụ nữ có thai, người có nguy cơ bị loãng xương, gãy xương…
cần bổ sung canxi từ viên uống thì nên sử dụng trực tiếp trong bữa ăn có nhiều
oxalat để canxi kết hợp với oxalat luôn tại ruột, hạn chế phải đào thải qua
thận gây sỏi.
Bị sỏi thận có nên ăn thực phẩm chứa nhiều canxi?
Theo
khuyến cáo của các chuyên gia y tế, khi bị sỏi thận thì không nên bổ sung canxi
đơn chất dưới dạng thuốc nhưng không có nghĩa là kiêng tuyệt đối thực phẩm chứa
canxi. Bởi canxi là một khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển và tồn tại
của nhiều cơ quan trong cơ thể, làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận mới. Sự thiếu hụt canxi trong chế độ ăn sẽ
gây nên nhiều hệ quả:
- Làm tăng nồng độ oxalat tự do trong máu và trong nước tiểu khiến nguy cơ sỏi thận tăng lên. Nhưng khi bổ sung canxi vừa đủ, canxi và oxalat cùng được tiêu thụ trong bữa ăn tạo thành phức hợp canxi – oxalat, phức hợp này sẽ được đào thải ra ngoài theo phân và không ảnh hưởng đến tình trạng sỏi thận
- Làm tăng nguy cơ loãng xương,
gãy xương và các bệnh về xương khác ở người lớn tuổi, phụ nữ giai đoạn
tiền mãn kinh, mãn kinh…
Bổ sung canxi đúng cách cho người bệnh sỏi thận
Lượng
canxi được khuyên nên bổ sung hàng ngày qua chế độ ăn là 800- 1200 mg/ngày.
Người bệnh nên bổ sung bằng cách thiết lập một chế độ ăn chứa đồng thời 2 nhóm
thực phẩm giàu canxi và oxalat để khi hấp thu sẽ tạo thành phức hợp canxi –
oxalate, hạn chế tối đa nguy cơ sỏi thận. Những thực phẩm giàu canxi bao gồm:
thịt, cá, trứng, sữa và các chế phẩm như sữa đậu nành, sữa chua, phômai, bơ…
Đọc
đến đây chắc hẳn bạn không còn băn khoăn bị sỏi thận có nên uống canxi hay
không. Việc bổ sung canxi một cách khoa học là giải pháp để bảo vệ sức khỏe và
tránh những hệ lụy không đáng có trong bệnh sỏi thận cũng như không làm tình
trạng sỏi xấu đi.
Bác sĩ xương khớp chúc
quý vị và bệnh nhân bị sỏi thận có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung canxi hợp
lý cho cơ thể!
Liên hệ hotline:
0862.199.787 để được hỗ trợ tư vấn từ các bác sĩ chuyên ngành!!!
Bệnh sỏi thận rất cần chế độ ăn uống hợp lý, tuy nhiên nếu không biết kết hợp bổ sung canxi hợp lý sẽ gây hậu quả khôn lường!
Trả lờiXóa