15 Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Phục Hồi Sau Mổ Gãy Xương Mâm Chày, Khớp Gối, Cẳng Chân Hiệu Quả!!! - DỤNG CỤ Y TẾ- SỨC KHOẺ DRVIET
SUBTOTAL :

Follow Us

15 Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Phục Hồi Sau Mổ Gãy Xương Mâm Chày Khớp Gối Cẳng Chân Hiệu Quả
15 Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Phục Hồi Sau Mổ Gãy Xương Mâm Chày, Khớp Gối, Cẳng Chân Hiệu Quả!!!

15 Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Phục Hồi Sau Mổ Gãy Xương Mâm Chày, Khớp Gối, Cẳng Chân Hiệu Quả!!!

15 Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Phục Hồi Sau Mổ Gãy Xương Mâm Chày Khớp Gối Cẳng Chân Hiệu Quả
Short Description:

Product Description

 

Xương chày là một trong những phần xương dài quan trọng của cẳng chân nói riêng và toàn bộ chi dưới nói chung. Xương cẳng chân gôm có xương chày và xương mác là hai bộ phận quan trọng Và lớn nhất có chức năng điều hòa hoạt động của khớp gối và khớp cổ chân giúp nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể cũng như cho phép cơ thể với các di chuyển linh hoạt khác nhau. Tuy nhiên xương chày là xương quan trọng, chủ lực và có cấu tạo lớn hơn xương mác nên quan trọng hơn xương mác.Xương chày chính xác nằm ở dưới khớp gối và nằm phía trên khớp cổ chân.

Xương chày là xương dài hay bị gãy nhất trong cơ thể. Gãy thân xương chày xảy ra ở phần xương nằm ở dưới khớp gối và trên khớp cổ chân.Gãy thân xương chày có thể đi kèm với các tổn thương khác.

Gãy xương chày (hay còn gọi là gãy thân xương chày) là tình trạng một bộ phận hoặc toàn bộ xương chày bị rạn, gãy theo nhiều kiểu với đường gãy khác nhau.

I,Nguyên nhân:

Tai nạn xe máy thường là nguyên nhân gây ra gãy thân xương chày. Trong trường hợp gãy xương thường bị gãy nát nhiều mảnh. Các chấn thương thể thao, chẳng hạn như bị té ngã khi đang trượt tuyết hoặc trượt patin,va chạm khi chơi bóng đá, là các chấn thương nặng thường dẫn đến gãy thân xương chày. Trong các trường hợp này gãy xương thường được gây ra do lực xoắn vặn nên đường gãy thường là chéo hoặc xoắn.

Có rất nhiều loại gãy xương chày khác nhau trong đó gãy ngang hình răng cưa là phổ biến nhất, các loại gãy xương chày phổ biến như:

• Gãy ngang thường kèm theo gãy xương mác
• Gãy vững ít di lệch
• Gãy di lệch nghiêm trọng với nhiều đường gãy rời khác nhau
• Gãy chéo nhiều nguy cơ gây di lệch
• Gãy xoắn chủ yếu do gập
• Gãy nát hoặc vụn nhiều mảnh
• Gãy hở dễ gây nhiễm trùng
• Gãy kín gây nhiều tổn thương xương khớp và da.

Phim chụp xquang gãy xương Mâm Chày

II.Triệu chứng:

– Đau. Sưng.

– Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng đi lại: Hầu hết các trường hợp bị gãy xương chày đều không thể trụ lực và đi lại được.

– Biến dạng chân.

– Đầu xương chày nhô lên dưới do đó có thể chọc thủng qua da.

– Mất cảm giác ở khu vực dưới vị trí gãy.

III. Biến chứng

Gãy thân xương chày có thể gây ra nhiều biến chứng:
• Đầu xương gãy có thể làm rách cơ, thần kinh, mạch máu lân cận.
• Sưng nề quá mức có thể dẫn đến hội chứng chèn ép khoang. Đây là một hội chứng mà trong đó nguồn máu đến nuôi dưỡng chi bị cắt đứt. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và cần phải được xử trí phẫu thuật cấp cứu.

• Gãy hở có thể gây nhiễm trùng, viêm xương mạn tính kéo dài.

IV. 15 Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Phục Hồi Sau Mổ Gãy Xương Mâm Chày, Khớp Gối, Cẳng Chân

Tầm quan trọng của tập vận động

Các bài tập vận động có vai trò quan trọng trong việc giúp bạn khôi phục tầm vận động và sức cơ của khớp gối. Hầu hết các bài tập này đều có thể thực hiện tại nhà. Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình của bạn thường sẽ yêu cầu bạn tập luyện khoảng 20 đến 30 phút một lần, 2 đến 3 lần một ngày.

Trước khi tập

Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình của bạn có thể sẽ yêu cầu bạn tập một số trong các bài tập sau. Các hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những bài tập mà mình cần phải thực hiện. Khi bạn gia tăng cường độ tập luyện, có thể bạn sẽ gặp những khó chịu tạm thời như đau gối, sưng gối. Lúc đó bạn cần tập bớt lại hoặc tạm ngưng tập cho đến khi thấy khoẻ hơn sẽ tập lại. Chườm lạnh quanh gối, băng thun và kê cao chân cũng giúp bớt sưng đau hơn.

Chương trình tập luyện ban đầu

Gồng cơ chân ngỗng

Nằm ngửa với gối gập. Ấn hai bàn chân xuống sàn nhà, gồng các cơ phía sau đùi. Giữ yên trong 5 giây, sau đó thả lỏng. Lặp lại 10 lần.

Gồng cơ tứ đầu đùi 

Nằm sấp, kê một tấm chăn cuộn tròn dưới cổ chân bên mổ. Ép cổ chân xuống dưới, cố gắng duỗi gối càng nhiều càng tốt. Giữ yên trong 5 giây, sau đó thả lỏng. Lặp lại 10 lần.

Nằm nâng chân 

Nằm ngửa với gối bên lành gập, gối bên mổ duỗi thẳng. Từ từ nâng chân bên mổ lên cao khoảng 10 cm rồi giữ yên trong 5 giây. Tiếp tục nâng chân cao hơn rồi giữ yên trong 5 giây. Sau đó làm ngược lại rồi quay trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại 10 lần.

Bài tập nâng cao: đeo tạ vào cổ chân rồi tập, bắt đầu từ mức tạ 0.5 kg rồi tăng dần lên.  

Nằm nhún mông  

Nằm ngửa, gồng cơ mông. Giữ yên trong 5 giây, sau đó thả lỏng. Lặp lại 10 lần.

Nằm duỗi gối

Nằm ngửa, kê một tấm chăn cuộn tròn dưới gối bên mổ. Duỗi thẳng gối rồi giữ yên trong 5 giây. Từ từ quay trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại 10 lần.

Bài tập nâng cao: đeo tạ vào cổ chân rồi tập, bắt đầu từ mức tạ 0.5 kg rồi tăng dần lên. 

 

Đứng nâng chân

Đứng thẳng, có thể vịn tay nếu cần, giữ cho gối thẳng rồi từ từ nâng chân về phía trước, sau đó quay trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại 10 lần.

Bài tập nâng cao: đeo tạ vào cổ chân rồi tập, bắt đầu từ mức tạ 0.5 kg rồi tăng dần lên. 

Đứng khuỵu gối với ghế

Đứng cách ghế khoảng 30 cm, hai tay giữ chặt thành ghế. Giữ lưng thẳng. Từ từ khuỵu gối xuống (không quá 90 độ). Giữ yên trong 5 giây. Sau đó từ từ trở lại vị trí ban đầu và thả lỏng. Lặp lại 10 lần.

`Đứng căng cơ tứ đầu  

Đứng với gối bên mổ gập, kéo gót chân về phía mông, cảm thấy sức căng ở phía trước của đùi. Giữ yên trong 5 giây, sau đó thả lỏng. Lặp lại 10 lần.

Chương trình tập luyện nâng cao

Đứng khuỵu gối một chân 

Đứng cách ghế khoảng 30 cm, hai tay giữ chặt thành ghế. Giữ lưng thẳng. Gối bên lành gập nhẹ, các ngón chân chạm sàn nhà để giữ thăng bằng. Từ từ khuỵu gối bên mổ xuống (không quá 90 độ). Giữ yên trong 5 giây. Sau đó từ từ trở lại vị trí ban đầu và thả lỏng. Lặp lại 10 lần.


Bước chân về phía trước

Bước chân bên mổ về phía trước, đứng lên một ghế đòn cao khoảng 15cm. Sau đó bước lui về sau, trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại 10 lần. Có thể tăng dần chiều cao của ghế khi sức cơ tăng hơn.

Bước chân sang bên 

Bước chân bên mổ sang bên, đứng lên một ghế đòn cao khoảng 15cm. Sau đó bước lui về sau, trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại 10 lần. Có thể tăng dần chiều cao của ghế khi sức cơ tăng hơn.

Đạp xe tại chỗ 

Ngồi trên xe đạp tập. Chỉnh độ cao ghế cho phù hợp. Chỉnh chế độ tập tăng dần từ mức nhẹ đến mức nặng. Mỗi ngày tập khoảng 10 đến 20 phút. 

Ngồi duỗi gối

Ngồi trên ghế, gác chân bên mổ lên một ghế đẩu. Sau đó duỗi thẳng chân. Giữ yên trong 5 giây rồi từ từ trở lại vị trí xuất phát. Lặp lại 10 lần.

Nằm căng cơ chân ngỗng 

Nằm ngửa. Khớp háng và gối bên mổ hơi gập. Hai tay ôm lấy đùi. Từ từ duỗi thẳng gối cho đến khi có cảm giác căng ở phía sau đùi. Giữ yên trong 5 giây rồi thả lỏng. Lặp lại 10 lần.

Nằm căng cơ chân ngỗng dựa tường

Nằm với gót chân bên mổ tựa lên một khung cửa, gối duỗi. Gối bên lành gập. Từ từ duỗi thẳng gối bên mổ cho đến khi có cảm giác căng ở phía sau đùi. Giữ yên trong 5 giây rồi thả lỏng. Lặp lại 10 lần.

BÁC SĨ XƯƠNG KHỚP chúc quý vị và bệnh nhân mau chóng Phục Hồi Sau Mổ Gãy Xương Mâm Chày, Khớp Gối, Cẳng Chân và có đôi chân khoẻ mạnh!

Liên hệ hotline: 0862.199.787 để được tư vấn từ các bác sĩ chuyên ngành xương khớp!!!


 

0 Reviews:

Post Your Review